Kintsugi – Nghệ thuật dùng vàng hàn gắn gốm sứ

 02/06/2023  Đăng bởi: Hacowa Company

Không có gì thực sự bị phá vỡ - đó là triết lý đằng sau nghệ thuật Kintsugi của Nhật Bản, một nghề thủ công hàn gắn đồ gốm bị vỡ bằng cách sử dụng các đường nối từ vàng tuyệt hảo.

Trong tiếng Nhật, Kintsugi nghĩa là “dùng vàng để hàn gắn” là một nghề thủ công xuất hiện từ thế kỉ 15 với việc hàn gắn, phục hồi gốm sứ. Nó được coi là nghệ thuật có thể biến những đồ gốm vỡ thành các kiệt tác có giá trị nhờ việc dùng vàng để hàn gắn. Bên cạnh đó, kintsugi cũng mang ý nghĩa sâu sắc về việc tập trung vào vẻ đẹp và sức mạnh tiềm ẩn trong cuộc sống.

=>>> xem thêm: Vàng 24k chuyên dùng cho nghệ thuật Kintsugi

Từ những chiếc bình, bát gốm bị vỡ, thông qua thuật giả kim của Kintsugi, bản chất vẻ đẹp của chúng không chỉ tiếp túc tồn tại mà còn phát triển mạnh mẽ hơn nữa. Nghệ thuật này cũng có triết lý: tôn trọng những thứ đơn giản, cũ kĩ và đi tìm vẻ đẹp trong sự thiếu hoàn hảo. Từ những vấp ngã, tổn thương, thất bại mà chúng ta phải trải qua sẽ trở thành những vết sẹo đi mãi theo chúng ta suốt cuộc đời, nhưng nếu chúng ta biết hàn gắn nó, tô vẽ cho nó thoát khỏi sự đau buồn, rạn nứt, thì những vết sẹo đó chính là một trong những điều khiến ta trở nên hoàn hảo và mạnh mẽ hơn trước.

Nghệ thuật Kintsugi mang ý nghĩa lớn lao trong đời sống rằng những vết sẹo, những tổn thương, những vỡ vụn là thứ không cần phải giấu đi, bởi chẳng có ai trên đời này không phải chịu đựng những điều đó. Kintsugi thể hiện triết lý trân trọng những sai lầm và những điều không hoàn hảo, không tròn vẹn trong cuộc đời này.

3 phương pháp hàn gắn trong Kintsugi

Phương pháp phục hồi

Là phương pháp cơ bản nhất, dùng hỗn hợp với thành phần chính là vàng thật để ghép nối các mảnh vỡ lại với nhau

Phương pháp thay thế

Khi sản phẩm gốm sứ vỡ nhưng bị thiếu đi một miếng, người ta sẽ dùng hợp chất vàng để bù đắp, hoàn thiện lại.

Phương pháp ghép lai

Là việc dùng những mảnh vỡ có cùng chất liệu nhưng hoa văn khác với sản phẩm ban đầu ghép lại với nhau. Đây là phương pháp khó nhất bởi yêu cầu sự tinh tế, tỉ mỉ và sáng tạo của người nghệ nhân.

Những đồ gốm sứ sau khi được ghép nối trở nên đầy tính nghệ thuật, giá trị vật chất của nó cũng không hề bị giảm đi, thậm chí còn tăng thêm vài phần giá trị.

Hiện nay, nghệ thuật Kintsugi cũng đã được nhiều người đam mê gốm sứ trên thế giới biết đến và thực hiện. Ở Việt Nam, Kintsugi vẫn còn khá mới mẻ và chưa đạt đến trình độ như ở Nhật Bản nên việc tìm kiếm các chất liệu để thực hiện cũng không dễ dàng. Do đó, Hacowa đã cung cấp ra thị trường Việt Nam dòng bột vàng chuyên dụng cho nghệ thuật Kintsugi. 

Viết bình luận của bạn: