Quy trình thi công chống thấm

 23/06/2017  Đăng bởi: Nguyễn Duyên

Quy trình thi công chống thấm là phương án cần thiết và duy  nhất để đảm bảo nước không thể thấm sâu vào vật liệu xây dựng như sàn bê tông, sàn tầng hầm, trần nhà, vách tường…  sau đây là quy trình thi công tại HACOWA đang áp dụng.

1. QUY ĐỊNH CHUNG

-Quy trình áp dụng cho việc chống thấm theo thiết kế chống thấm được thống nhất giữa chủ đầu tư và nhà thầu thi công chống thấm.

-Các yêu cầu kỹ thuật được thực hiện theo các tiêu chuẩn, quy phạm hiện hành của nhà nước hoặc các yêu cầu quy định của nhà sản xuất.

2. CHUẨN BỊ TRANG THIẾT BỊ THI CÔNG:

 

Dung dịch và hóa chất chống thấm

Dung dịch và hóa chất chống thấm

-Thiết bị và dụng cụ thi công bao gồm: Máy mài cầm tay, Máy đục, máy cắt bê tông, Búa, đục, Dụng cụ dùng cho chống thấm, Vật tư chính sử dụng., Dung dịch và hóa chất chống thấm đã được CĐT duyệt.

-Chuẩn bị bề mặt thi công: bao gồm chống thấm tầng hầm, mái sàn bê tông, tường vách... cần vệ sinh bề mặt bê tông khỏi bụi bẩn, dầu mỡ và các tạp chất khác…., Vết nứt: Sửa chữa các vết nứt như sau:

 Đục vết nứt hình chữ V với chiều rộng tối thiểu 20mm và sâu tối thiểu 10mm, sau đó dùng hóa chất đông cứng nhanh để ngăn chặn tức thời không cho nước thẩm thấu vào bên trong.

Vệ sinh bề mặt vết đục khỏi bụi bẩn và vật liệu yếu. Chờ khô hoàn toàn trắng mặt hoặc dùng đèn đốt để làm khô bề mặt một cách nhanh nhất.

Chủ đầu tư cần kiểm tra giai đoạn chuẩn bị thi công:

 

xử lý vết nứt trên bề mặt bê tông

Kiểm tra vết nứt trên bề mặt sàn

Bản vẽ chi tiết và mẫu vật liệu thực tế đã được chủ đầu tư thông qua

Vật tư có đúng chủng loại, kích cỡ, màu sắc và ở tình trạng tốt

Bề mặt được chống thấm phải đảm bảo sạch ,khô?

Cán vữa xung quanh chân tường với chiều cao 300mm

Xử lý vết nứt ,rổ , lỗ ti của bề mặt … cẩn thận

Hỗn hợp chống thấm theo đúng tỷ lệ của nhà sản xuất quy định

3.GIAI ĐOẠN THI CÔNG CHỐNG THẤM:

-Bước 1: Thi công chống thấm hai thành phần gốc xi măng lần 1.

Bề mặt thi công cần phải được chuẩn bị theo yêu cầu của nhà thầu chống thấm như sau.

thi công chống thấm lần thứ nhất

Thi công chống thấm lần thứ nhất

1, Vẩy nhẹ nước làm ẩm bề mặt bê tông, không được để bề mặt còn đọng lại nước khi thi công lớp chống thấm đầu tiên.

2, Thi công bằng lu sơn, chổi quét hoặc bay thi công tuỳ vào tính chất bề mặt và độ sệt của vật liệu. Khi thi công bằng bay chú ý miết phẳng, không để hiện tượng lồi lõm, gợn sóng, tránh tạo các lỗ không kín hoặc nhốt khí trong lớp vật liệu.

3, Các vị trí thay đổi phương quét (chân tường, cổ ống…) chú ý quét vén lên đúng cao độ thiết kế

4, Định mức: Phù hợp với thực trạng của công trình

Bước 2: Thi công lớp vải lưới chuyên dụng (thường là Polyester) để gia cường.

thi công lần 2 bằng lớp vải chuyên dụng

Thi công lần 2 bằng lớp vải chuyên dụng

Tại các vị trí dễ xảy ra thấm như: cổ cống, lỗ thoát nước thông dầm, các khuyết tật bề mặt, vết giao nhau giữa 2 tiết diện, vết cắt thép thi công… ta cắt đoạn vải chuyên dụng này và dán vào bề mặt bê tông đã quét lớp chống thấm thứ nhất bằng chính vật liệu chống thấm, sao cho phủ qua một đoạn theo hướng dẫn nhà sản xuất (thường là 100mm).

Bước 3: Thi công lớp chống thấm hai thành phần gốc xi măng thứ 2 – công đoạn này được thực hiện sau khi Giám sát Chủ đầu tư đã kiểm tra và chấp nhận việc dán vải lưới là đạt yêu cầu kỹ thuật.

Thi công lớp thứ hai khi lớp thứ nhất đã khô (thử bằng cách: chạm tay vào bề mặt, vật liệu không còn bám dính theo tay khi bị nhấc  tay lên).

Thời gian chờ thi công giữa hai lần khoảng 1 - 2 giờ trong điều kiện thời tiết bình thường

Quét lớp thứ hai theo phương vuông góc với phương thi công lớp thứ nhất để lớp bám dính khít hơn.

Định mức: Phù hợp

Bước 4: Thi công chống thấm hai thành phần gốc xi măng lần thứ 2.

Thi công lớp thứ 2 khi lớp thứ hai đã khô ( thử bằng cách chạm tay vào bề mặt, vật liệu không còn bám dính, bị nhấc lên theo tay)

thi công chống thấm lớp ximăng lần 2

Thi công lớp chống thấm lần 2 vuông góc với với lần 1

Thời gian chờ thi công giữa hai lớp trên khoảng 1-2 giờ trong điều kiện thời tiết bình thường.

Quét lớp thứ ba theo phương vuông góc với phương thi công lớp thứ hai. Thao tác này giúp màng chống thấm đạt độ bao phủ, kín khít tốt nhất.

Định mức: Phù hợp

Bước 5: Kiểm tra bằng cách thử nước

ngâm thử nước sau quy chống thấm hoàn thiện

Ngâm thử nước sau quy chống thấm hoàn thiện

Sau khi tiến hành thi công các lớp Bước 4 và Giám sát chủ đầu tư đã kiểm tra đạt yêu cầu kỹ thuật ta tiến hành xây “bờ bao”có chiều cao thường cao hơn cao độ “vén” lên tường của chống thấm 50mm – 100mm.

Sau khi bờ bao đạt cường độ ta cho bơm nước vào đến cao độ chống thấm được “vén” lên.

Thời gian ngâm nước để kiểm tra mức độ thấm tối thiểu là 3 ngày 72 giờ.

Kiểm tra nếu chưa đạt cho tiến hành xác định nguyên nhân, tiến hành chống thấm và kiểm tra lại cho đến khi đạt yêu cầu. Nhưng đảm bảo với qui trình chống thấm khắt khe như vầy sẽ đảm bảo lớp chống thấm chất lượng cao.

Bước 6: Láng lớp vữa bảo vệ bề mặt lớp chống thấm

Sau khi test nước đạt tiêu chuẩn ta tiến hành láng lớp vữa bảo vệ. Trước khi tiến hành việc này ta phải kiểm tra thật kỹ độ hoàn thiện của khu vực, vì việc này rất dễ cần đến lớp vật liệu hoàn thiện sàn về sau.

Tráng lớp vữa bảo vệ lớp chống thấm

Tráng lớp vữa bảo vệ lớp chống thấm

4, CÔNG ĐOẠN KIỂM TRA SAU KHI THI CÔNG:

  • Kiểm tra chiều dày lớp chống thấm
  • Lớp chống thấm xung quanh chân tường cao 300mm đã đạt tiêu chuẩn chưa
  • Xử lý cổ ống, gia cố góc chân tường tốt
  • Bề mặt sau khi thi công chống thấm: không nứt,hư hỏng,kín khít
  • Kết quả thực hiện khi được thử nước thực tế
  • Lớp vữa láng bảo vệ không bong rộp, nứt nẻ.
Viết bình luận của bạn: